Những nguyên nhân khiến tình trạng lò vi sóng bị đánh lửa phát sinh? Hãy cùng điện lạnh Danh Đạt tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây để phòng ngừa và hạn chế cháy nổ gây ảnh hưởng đến an toàn của người thân trong gia đình. 

1. Top 6 Nguyên nhân khiến lò vi sóng bị đánh lửa 

Lò vi sóng bị xẹt tia lửa điện thường do những nguyên nhân cơ bản dưới đây: 

1.1. Tấm chắn sóng bị hư hỏng

Tấm chắn sóng nằm bên trái khoang lò, bộ phận này có nhiệm vụ chặn sóng vi ba rò rỉ ra bên ngoài để bảo vệ sức khỏe người dùng. Sau một thời gian dùng, tấm chắn này có thể bị thủng, cháy, hư hỏng… và nặng hơn là có thể phát ra hiện tượng đánh lửa nguy hiểm. 

Lò vi sóng bị đánh lửa
Tấm chắn sóng bị hỏng khiến lò bị đánh lửa nguy hiểm

1.2. Vết bẩn, thức ăn bị bám dính tạo thành “mồi lửa”

Lò vi sóng bị đánh lửa có thể do thức ăn bị bắn, trào ra ngoài khi chạy và bám vào đáy, thành hoặc nóc lò. Việc không vệ sinh thiết bị thường xuyên có thể khiến các vết bẩn này trở nên cứng hơn. Sau dần chúng sẽ trở thành mồi lửa gây ra hiện tượng đánh tia lửa điện. 

1.3. Cục sóng gặp vấn đề

Sau một thời gian dài sử dụng, cục sóng có thể bị hao mòn, hỏng hóc do nhiều yếu tố như nguồn điện không ổn định, tần suất sử dụng cao, hoặc tuổi thọ đã cao. Khi cục sóng bị chạm, nó có thể gây ra hiện tượng xẹt tia lửa điện và nặng hơn là bị cháy nổ.

1.4. Lớp men lò vi sóng bị hư hỏng

Lớp men phủ bên trong khoang lò vi sóng có tác dụng bảo vệ lò khỏi sự ăn mòn, đồng thời ngăn chặn kim loại tiếp xúc trực tiếp với lò, tránh gây ra hiện tượng đánh lửa. Nếu lớp này bị trầy xước hoặc bong tróc. Thì phần kim loại bị lộ ra, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ làm xuất hiện tình trạng bị đánh lửa điện. 

1.5. Cho kim loại vào lò vi sóng

Lò vi sóng bị đánh lửa có thể do nhiều người sử dụng không hiểu rõ về các chống chỉ định của thiết bị này. Lò không thể quay hộp đựng bằng kim loại, nếu sử dụng có thể tạo ra tia lửa điện gây cháy nổ rất nguy hiểm.

Lò vi sóng bị đánh lửa
Cho kim loại vào lò gây ra hiện tượng bị đánh lửa

2. Cách khắc phục lò vi sóng bị đánh lửa hiệu quả tại nhà

Chỉ cần áp dụng những tips sau, bạn có thể khắc phục lỗi lò bị đánh lửa vô cùng hiệu quả: 

  • Chỉ sử dụng các vật dụng được làm từ thủy tinh, gốm sứ, nhựa chịu nhiệt, hoặc các vật dụng có ghi rõ “an toàn với lò vi sóng”.
  • Quan sát kỹ tấm chắn sóng xem có vết cháy, thủng, hoặc dấu hiệu hư hỏng nào không nếu có thì tiến hành thay thế hoặc gọi thợ đến hỗ trợ xử lý
  • Sau mỗi lần sử dụng, hãy lau chùi lò vi sóng bằng khăn ẩm mềm để loại bỏ thức ăn thừa. Và đảm bảo, vệ sinh định kỳ (khoảng 1-2 tuần/lần) bằng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng hoặc các nguyên liệu tự nhiên như giấm, chanh, hoặc baking soda.
  • Nếu bạn nghi ngờ cục sóng có vấn đề, hãy liên hệ với kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được kiểm tra và tư vấn.
  • Quan sát kỹ lớp men bên trong khoang lò xem có vết trầy xước, bong tróc nào không. Nếu lớp men bị hư hỏng nhẹ, bạn có thể mua sơn chuyên dụng dành cho lò vi sóng để sơn lại. Tốt nhất, hãy gọi đến trung tâm sửa chữa lò vi sóng tại nhà để được hỗ trợ. 

3. Thử nghiệm, kiểm tra mức độ an toàn của lò vi sóng trước khi sử dụng

Nếu bạn không chắc chắn một vật dụng nào đó có an toàn không và có thể gây ra hiện tượng lò vi sóng bị đánh lửa hay không, hãy thực hiện các thử nghiệm sau: 

  • Bước 1 – Chuẩn bị: Một cốc nước, vật dụng cần kiểm tra.
  • Bước 2 – Thực hiện: Đặt cốc nước và vật dụng cần kiểm tra vào lò vi sóng.
  • Bước 3 – Bật lò: Bật lò vi sóng ở công suất cao trong khoảng 1 phút.
  • Bước 4 – Kiểm tra: Sau khi lò ngừng hoạt động, cẩn thận lấy vật dụng ra. Nếu vật dụng nóng lên, thì không an toàn để sử dụng trong lò vi sóng. Nếu vật dụng vẫn nguội, thì bạn có thể sử dụng an toàn.

4. Một số lưu ý giúp sử dụng lò vi sóng an toàn và hiệu quả

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để nắm rõ các quy tắc an toàn và cách sử dụng đúng cách.
  • Lau chùi lò vi sóng sau mỗi lần sử dụng và vệ sinh sâu định kỳ để loại bỏ thức ăn thừa và vết bẩn.
  • Tuyệt đối không sử dụng các vật dụng bằng kim loại trong lò vi sóng.
  • Lò vi sóng cần có thức ăn để hấp thụ sóng vi ba. Nếu vận hành lò khi không có thức ăn, sóng vi ba có thể phản xạ lại và gây hỏng hóc các bộ phận bên trong.
  • Lò vi sóng không được thiết kế để sấy khô. Việc sử dụng lò vi sóng để sấy khô có thể gây cháy nổ.
  • Kiểm tra định kỳ các bộ phận bên trong lò vi sóng như tấm chắn sóng, lớp men, và cục sóng để phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng.
Sửa lò vi sóng bị đánh lửa
Lưu ý một số vấn đề để đảm bảo lò được an toàn, hiệu quả

5. Một số trường hợp lò vi sóng bị đánh lửa cần gọi thợ sửa chữa

Trong một số trường hợp, bạn không thể tự mình khắc phục tình trạng lò vi sóng bị đánh lửa và cần đến sự trợ giúp của thợ sửa lò vi sóng chuyên nghiệp, cụ thể như sau: 

  • Lò vi sóng vẫn bị đánh lửa sau khi đã thực hiện các biện pháp khắc phục đơn giản
  • Bạn nghi ngờ cục sóng bị hỏng
  • Bạn không có kinh nghiệm sửa chữa điện gia dụng
  • Bạn cảm thấy không an toàn khi tự mình sửa chữa lò vi sóng

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn sử dụng lò vi sóng một cách an toàn, hiệu quả, và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị của mình. Đừng quên thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bảo dưỡng định kỳ để hạn chế tình trạng lò vi sóng bị đánh lửa. Nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề gì, vui lòng gọi đến số điện thoại: 0973.555.068 để được Điện lạnh Danh Đạt hỗ trợ kịp thời nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *