Máy giặt không xả nước là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra và làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng. Trong bài viết này, Điện lạnh Danh Đạt sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu nguyên nhân khiến máy giặt không xả và cách khắc phục. 

1. Dấu hiệu nhận biết máy giặt không xả được nước

Người dùng có thể nhận biết máy giặt không xả nước thông qua các dấu hiệu sau:  

  • Dù đã chọn chu kỳ giặt hoặc vắt nhưng lồng giặt vẫn còn chứa nước
  • Lỗi thường phát sinh ở các loại máy giặt lồng đứng, thỉnh thoảng xuất hiện ở máy giặt cửa ngang
  • Đèn báo lỗi trên màn hình LCD chớp liên tục
  • Máy ngưng hoạt động bát thường
  • Thao tác xả nhưng nước vẫn không được xả ra khỏi lồng giặt
Dấu hiệu máy giặt không xả nước
Máy giặt không xả được nước gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhiều người

2. 11 Nguyên nhân khiến máy giặt không xả nước

Vấn đề xả nước của máy giặt thường phát sinh bởi 1 trong số 12 nguyên nhân cơ bản mà kỹ thuật viên của Điện lạnh Danh Đạt đã tổng hợp ở dưới đây: 

2.1. Chưa đóng kín nắp máy giặt

Nắp máy giặt đóng không kín sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình xả nước. Bởi lẽ, nắp máy được kết hợp với công tắc ẩn bên trong nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng trong các lần xả. Vậy nên, khi nắp máy chưa được đóng kín thì quy trình xả sẽ không được kích hoạt. 

2.2. Ống xả nước bị gấp khúc hoặc tắt nghẽn

Ống xả có nhiệm vụ dẫn nước thải từ lồng giặt ra ngoài. Vậy nên, khi bộ phận này bị tắc nghẽn hoặc gấp khúc thì mọi hoạt động xả thải của máy đều sẽ bị đình trệ.

2.3. Dây curoa máy giặt bị lỏng hoặc đứt

Dây curoa có nhiệm vụ duy trì khả năng vận hành cho toàn bộ chu trình của máy giặt. Vậy nên, nếu bộ phận này gặp sự cố thì máy sẽ đứng yên và dừng toàn bộ mọi chu trình tiếp theo. Đương nhiên là cả hoạt động xả nước ra khỏi lồng giặt

Máy giặt không xả nước do đứt dây curoa
Đứt dây curoa làm ảnh hưởng đến quá trình xả nước thải

2.4. Bộ lọc xơ vải bị tắc nghẽn

Tất cả các dòng máy giặt đều được tích hợp bộ phận lọc xơ vải ở đáy thiết bị nhằm hạn chế tình trạng tắc nghẽn cho đường ống dẫn nước thải. Tuy nhiên, bộ phận này cần được làm sạch ngay sau mỗi lần giặt để hạn chế tình trạng tắc nghẽn. Vậy nên, khi máy giặt không xả mọi người nên kiểm tra xem bộ lọc xơ vải có bị tắc hay không.

2.5. Van xả máy giặt bị kẹt

Ở máy giặt cửa trên, van xả (nấm xả) có nhiệm vụ thoát nước ra ngoài thông qua lực kéo của motor. Một số trường hợp van xả bị kẹt sẽ khiến motor không thể kéo van ra để xả nước gây nên hiện tượng tắc nghẽn nước trong lồng giặt.

2.6. Máy giặt đang chạy chương trình giặt ngâm

Một số loại máy giặt cung cấp chương trình giặt ngâm để phục vụ người xùng xử lý những loại quần áo có quá nhiều vết bẩn cứng đầu. Chương trình giặt ngâm thường tốn thời gian gấp đôi so với giặt thường nên người dùng dễ hiểu nhầm là máy đang gặp phải lỗi không xả được. Để xử lý, mọi người nên chờ máy chạy hết chương trình hoặc ấn nút xả ngay là được. 

2.7. Board mạch máy giặt bị lỗi

Board (bo) mạch được ví như bộ não và điều khiển tất cả các chương trình hoạt động của máy giặt. Do đó, khi bị lỗi board máy giặt sẽ bị loạn chương trình dẫn đến chạy sai và gây ra hiện tượng không xả được nước.

2.8. Máy giặt bị hỏng motor

Ở một số dòng máy giặt, motor có nhiệm vụ kéo cò xả để loại bỏ hoàn toàn nước thải bẩn ra bên ngoài. Vậy nên, khi bộ phận này bị hư hỏng thì chu trình xả thải của máy giặt sẽ bị đình trệ.

Máy giặt không xả nước do hỏng motor
Hỏng motor gây ảnh hưởng đến quá trình xả thải

2.9. Cửa xả máy giặt bị tắc nghẽn

Cửa xả có thể bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, vải vụn khiến nước thải ra ngoài không được lưu thông hoặc xả chậm. Người dùng nên kiểm tra lại bộ phận này để đảm bảo cửa xả luôn được khơi thông và không có hiện tượng tắc nghẽn.

2.10. Đường thoát nước đặt cao hơn máy giặt

Theo quy tắc lắp đặt chuyên dụng, đường thoát nước cần phải lắp thấp hơn vị trí lắp đặt máy để quá trình xả nước được thuận tiện và dễ dàng hơn. Do đó, một vài trường hợp thiết bị không xả được nước là do bị lắp đặt sai kỹ thuật. 

2.11. Van cấp nước bị hỏng

Van cấp nước bị hỏng hoặc bị hở sẽ khiến nước liên tục được cấp vào trong lồng máy giặt. Vậy nên, mặc dù người dùng đã kích hoạt chế độ xả nhưng lượng nước vẫn liên tục rỉ vào khiến quần áo không thể khô sau khi vắt. 

3. Cách sửa máy giặt không xả nước đơn giản tại nhà

Để xử lý hoàn toàn vấn đề xả nước của máy giặt, người dùng có thể áp dụng những bước và cách sau:

3.1. Kiểm tra nắp máy giặt

Hãy kiểm tra và xác định xem nắp máy giặt có bị kẹt dị vật hay gặp bất kỳ trục trặc nào hay không. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng nắp máy đã được đóng chặt trong suốt chu trình giặt. Một số thương hiệu máy có cả công tắc cửa, bạn cũng nên kiểm tra luôn bộ phận này nhé!

3.2. Kiểm tra đường ống thoát (xả) nước

Với đường ống thoát nước, người dùng cần ngắt kết nối điện cho máy và lần theo đường ống thoát nước để đảm bảo rằng phận này không bị hư hỏng hoặc bị chuột gặm. Ngoài ra, hãy đảm bảo đường ống được lắp đặt theo đúng quy chuẩn: không cong, không gấp khúc, không xoắn… để đảm bảo dòng nước thải được lưu thông. 

Kiểm tra đường ống xả nước của máy giặt
Đảm bảo khơi thông dòng chảy và ống xả nước không bị tắt nghẽn

3.3. Kiểm tra bộ lọc xơ vải máy giặt

Bộ lọc xơ vải của máy giặt lồng ngang nằm ở trong lồng giặt còn ở máy giặt cửa trước thì bộ phận này nằm ở nắp góc mặt trước gần đế máy. Mọi người hãy đảm bảo khơi thông toàn bộ vải vụn và bụi bẩn tích tụ trên bộ phận lọc xơ vải của máy.

3.4. Kiểm tra lại motor và van xả

Đối với van xả, người dùng nên kiểm tra thường xuyên sau mỗi lần sử dụng máy giặt để đảm bảo không có dị vật hay cặn bẩn gây tắc nghẽn. Còn motor hãy đảm bảo rằng motor vẫn hoạt động bình thường và không phát sinh vấn đề. Nếu có thì nên gọi dịch vụ sửa máy giặt để nhờ thợ kỹ thuật có chuyên môn hỗ trợ khắc phục.

3.5. Kiểm tra hệ thống dây đai – curoa

Người dùng tiến hành ngắt kết nối điện và tháo nắp lưng máy giặt để kiểm tra xem bộ phận dây curoa của máy có bị hư hỏng hay không. Nếu có bạn có thể tự sửa chữa bằng cách thay dây hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của thợ kỹ thuật. 

3.6. Kiểm tra vị trí lắp đặt máy

Hãy kiểm tra xem đường ống xả có được lắp đặt cao quá so với sàn đặt máy giặt hay không bởi điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xả thải. Nếu có, bạn nên điều chỉnh lại vị trí lắp đặt đường ống xả thải. Nếu cần thiết thì nên gọi thợ đến để lắp đặt lại toàn bộ máy theo chuẩn kỹ thuật. 

3.7. Vệ sinh máy giặt

Không duy trì thói quen vệ sinh máy giặt thường xuyên cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng máy giặt không xả được nước. Bởi vì lượng bụi bẩn, mụn vải quá lớn sẽ khiến máy giặt các linh kiện bên trong máy bị hư hỏng hoặc phát sinh vấn đề trục trặc. Lâu dài, không chỉ vấn đề xả nước mà máy giặt có thể phát sinh nhiều vấn đề hư hỏng hơn. Do đó, người dùng nên xây dựng thói quen vệ sinh máy giặt ít nhất 3 tháng/1 lần để đảm bảo hiệu suất vận hành cho thiết bị.

4. Địa chỉ sửa máy giặt không xả nước uy tín, giá rẻ tại Hà Nội

Một số nguyên nhân gây lỗi không xả nước trên máy giặt thường liên quan đến vấn đề kỹ thuật hoặc là các nguyên nhân nghiêm trọng như: hỏng bo mạch, hỏng động cơ, hỏng curoa, hỏng linh kiện… Đối với vấn đề này, người dùng không nên tự khắc phục tại nhà mà nên gọi thợ sửa chữa có chuyên môn của điện lạnh Danh Đạt để đảm bảo an toàn cho thiết bị lẫn người dùng. 

Dưới đây là những ưu đãi và cam kết của trung tâm đối với lỗi xả nước:

  • Miễn phí kiểm tra và xác định nguyên nhân gây lỗi tại nhà
  • Đội ngũ kỹ thuật viên tài năng, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7
Địa chỉ sửa chữa máy giặt uy tín
Trung tâm Điện lạnh Danh Đạt cam kết bảo hành sửa chữa lên đến 12 tháng
  • Báo giá rõ ràng, minh bạch đúng với tình trạng hư hỏng và linh kiện cần thay thế
  • Sửa lỗi máy giặt không xả nước trên mọi loại thiết bị như: cửa ngang, cửa trên và các thương hiệu: Sanyo, Samsung, Aqua, LG, Electrolux, các dòng Inverter,… 
  • bảo hành linh kiện bảo hành sau sửa chữa từ 6 – 12 tháng
  • Hỗ trợ từ 5 – 10% tổng chi phí sửa chữa cho khách hàng mới hoặc khách hàng thân quen
  • Địa bàn phục vụ rộng khắp ở khắp 12 quận huyện ở Hà Nội và cam kết có mặt chỉ sau 30 phút gọi. 

5. Cách xả nước trong máy giặt khi máy bị mất nguồn hoặc dừng bất thường

Trong một số trường hợp như máy giặt đột ngột dừng hoạt động hoặc bị mất kết nối điện đột ngột thì người dùng nên tiến hành xả toàn bộ nước còn ứ đọng trong lồng giặt ra ngoài. Cách làm này sẽ giúp bảo vệ tuổi thọ máy cũng như bảo vệ chất lượng quần áo: 

  • Bước 1: Ngắt nguồn điện và lấy toàn bộ quần áo trong lồng giặt ra ngoài
  • Bước 2: Nhấm vào vùng trên nắp bộ lọc để mở cửa máy giặt và kéo ống thoát nước khẩn cấp ra ngoài. 
  • Bước 3: Mở nắp ống thoát nước để nước được thải ra xo chậu hoặc ra ngoài. Sau khi xả toàn bộ nước thì bạn tiến hành lắp đặt lại ống nước và đậy bộ lọc. 

Tuy nhiên, cách trên chỉ áp ụng cho máy giặt cửa ngang, Còn đối với máy giặt cửa trên thì người dùng cần làm như sau: 

  • Mở máy giặt và lấy quần áo ra ngoài và chờ đợi cho đến khi có điện lại thì khởi động lai máy để tiếp tục quá trình giặt. 
Cách xả nước ra khỏi máy giặt
Người dùng nên xả nước bằng ống thoát nước khẩn cấp

6. Những điều cần lưu ý khi xả thủ công nước ra khỏi máy giặt

Khi xả thải thủ công cho máy giặt, người dùng cần chú ý đến một số vấn đề sau đây: 

  • Tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng của hãng để đảm bảo thao tác đúng kỹ thuật
  • Ngắt mạch trước khi thực hiện, đảm bảo xung qanh không có ổ điện hay phích cắm
  • Nên chuẩn bị xô chậu, khăn khô để nước không làm ướt khu vực hoặc các vật dụng xung quanh. 
  • Xả nước trực tiếp vào cống thoát nước nếu vị trí lắp đặt máy có bộ phận này. 
  • Nếu trước khi máy ngắt, bạn đang để chế độ sử dụng nước nóng thì nên chờ đợi nước nguội đi rồi mới tiến hành xả thải. 
  • Nên đèo găng tay để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình xả nước. 

Nếu đã áp dụng tất cả các cách sửa máy giặt không xả nước mà chúng tôi liệt kê ở phía trên nhưng vẫn không khắc phục được. Bạn hãy liên hệ ngay qua hotline: 0973.555.068 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *